Những công nghệ quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô

blog
Khi nhìn lại những mẫu xe được sản xuất từ năm 1991, bạn sẽ nhận ra công nghệ đã thay đổi ngành công nghiệp ô tô như thế nào. Dưới đây là 15 công nghệ ô tô quan trọng nhất được phát minh trong 25 năm qua.

Những công nghệ quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô

 

Khi nhìn lại những mẫu xe được sản xuất từ năm 1991, bạn sẽ nhận ra công nghệ đã thay đổi ngành công nghiệp ô tô như thế nào. Dưới đây là 15 công nghệ ô tô quan trọng nhất được phát minh trong 25 năm qua.

 

Vi sai điện tử (1996) 

Mitsubishi là nhà sản xuất đầu tiên đưa ra ý tưởng về bộ vi sai có thể điều khiển bằng điện với tên gọi là Active Yaw Control và đã được triển khai vào năm 1990 trên mẫu xe Evolution hiệu suất cao. Bộ vi sai này có khả năng phân bố mô-men xoắn cho các bánh xe một cách hợp lý, phù hợp với từng điều kiện mặt đường.

Đèn Xenon (1992)

Trong những năm 1990, thiết kế đèn pha bắt đầu có sự thay đổi. Năm 1992, đèn pha phóng điện cường độ cao HID (High-Intensity Discharge) hay còn gọi là đèn xenon được lắp đặt trên những mẫu sedan ở châu Âu. Đến đầu những năm 2000, công nghệ đèn LED và Lazer đã được ứng dụng phổ biến vào thiết kế đèn pha trên ô tô cho đến nay.

Chìa khoá thông minh (1998) 

Năm 1998, Mercedes-Benz cung cấp công nghệ này đầu tiên với hình dáng như một chiếc thẻ ATM được làm bằng nhựa hoặc bạc. Về sau, nó được cải tiến với dạng chiếc chìa khóa nhỏ gọn và có nhiều tính năng hữu ích, tiện lợi cho người lái.

Hộp số ly hợp kép (2003) 

Volkswagen là hãng tiên phong trong việc sản xuất đại trà hộp số ly hợp kép khi sử dụng công nghệ này trên dòng xe GTI. Về căn bản, hộp số ly hợp kép (DCT) tiên tiến mang lại nhiều lợi ích hơn so với hộp số tự động truyền thống. DCT có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ hơn, phù hợp để lắp trên những xe hạng trung và giúp giảm chi phí sản xuất đồng thời tiết kiệm nhiên liệu cho xe.

Hệ thống tự chẩn đoán OBD II (1996) 

OBD II là bản nâng cấp của hệ thống tự chẩn đoán OBD I được giới thiệu vào những năm 1980. OBD II có khả năng tự chẩn đoán tốt hơn, giúp giám sát hoạt động của động cơ, điều khiển thành phần khí xả. Hệ thống này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà đồng thời còn giúp người lái phát hiện sớm những hư hỏng thông qua đèn “check engine” trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Turbo tăng áp cải tiến (2008) 

Turbo tăng áp đã được áp dụng vào những năm 1960. Chi tiết này có thể giúp động cơ hoạt động mạnh hơn, tăng tỉ số nén, nâng cao hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu. Cả General Motor và Ford đã giới thiệu phát minh nhỏ gọn này vào khoảng năm 2008-2009 trên các dòng xe giá rẻ. Ngày nay, công nghệ này đã được các nhà sản xuất ưu tiên sử dụng phổ biến hơn.

Cảm biến áp suất lốp (2000) 

Cảm biến này có nhiệm vụ theo dõi áp suất không khí bên trong lốp xe và gửi tín hiệu cảnh báo đến tài xế trước khi áp suất lốp quá thấp. TPMS được chia làm hai loại đó là trực tiếp (dTPMS) và gián tiếp (iTPMS). Cảm biến này đã được lắp đặt trên siêu xe Porsche vào những năm 1980, tuy nhiên mãi đến năm 2008 thì phát minh này mới được xem là tiêu chuẩn sử dụng cho các xe.

Camera lùi (2002) 

Trước đầu những năm 2000, cách duy nhất để các tài xế biết được điều gì đang xảy ra đằng sau đuôi xe mình là quay đầu lại nhìn qua cửa kính. Tuy nhiên, cách thủ công này rất bất tiện và có quá nhiều hạn chế. Vào năm 2002, Infiniti cho ra mắt camera lùi đầu tiên với tên gọi Q45. Ngày nay, khoảng một nửa lượng xe mới được sản xuất đều được trang bị camera lùi như là một tiêu chuẩn. Phát minh này đã giúp giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn khi lùi xe, nâng cao sự an toàn cho người sử dụng.

Chiếc xe điện đầu tiên (1996) 

Vào năm 1996, GM đã cho ra mắt mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên EV1, đặt nền móng cho cuộc cách mạng sản xuất xe điện sau này.

Kết nối không dây bluetooth (1998) 

Công nghệ không dây này được giới thiệu vào cuối những năm 1990, nó cho phép người lái có thể sử dụng điện thoại khi lái xe mà không bị phân tâm.

Hệ thống kiểm soát hành trình bằng Radar (1999) 

Hệ thống kiểm soát hành trình bằng radar xuất hiện vào đầu những năm 2000. Mercedes-Benz là nhà sản xuất đầu tiên sử dụng hệ thống này trên chiếc S-Class 200. Hệ thống này giúp người lái kiểm soát và giữ tốc độ xe ổn định trên những chặng đường dài.

Túi khí (1998) 

Mặc dù đã được các hãng xe lớn (Mercedes-Benz, Ford) sử dụng trước đó nhưng mãi đến năm 1998 túi khí mới được cho là một công nghệ an toàn bắt buộc trên tất cả các xe. Công nghệ này đã cứu sống hàng nghìn người từ khi được triển khai.

Hệ thống định vị GPS (2000) 

Oldsmobile là công ty đầu tiên ở Mỹ phát minh ra hệ thống dẫn đường GPS Guidestar vào năm 1995 nhưng lại bị chính phủ hạn chế. Vào năm 2000, thiết bị được nâng cấp để trở nên phổ biến cho người dân và ngay sau đó đã được áp dụng trên những mẫu xe mới hạng sang. Hệ thống này giúp tài xế có thể yên tâm khi di chuyển đến một khu vực mới hoặc tỉnh thành khác mà không cần phải hỏi đường lẫn thông tin về giao thông tại địa điểm đó.

Hệ thống cân bằng xe (1995) 

Hệ thống cân bằng điện tử (ESC) có chức năng giúp xe nhanh chóng lấy lại sự ổn định khi vào cua và là phát minh được lắp đặt cùng với hệ thống chống bó cứng phanh trong những năm 1970 và 1980. Ngày nay, hệ thống này đã được sử dụng rộng rãi và trở thành một trong những tiêu chuẩn bắt buộc trên tất cả các xe.

Toyota Prius và động cơ Hybrid (1998) 

Xe Hybrid là một bước tiến lớn trong ngành công nghệ ô tô khi sử dụng cả động cơ xăng và động cơ điện trên cùng một chiếc xe, với mục đích tiết kiệm nhiên liệu. Toyota là nhà sản xuất đầu tiên triển khai công nghệ này trên mẫu xe Prius từ năm 1998.